Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam


VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
-         Võ thuật cổ truyền Việt Nam gắn liền với cuộc sống và đi theo suốt chiều dài của lịch sử, vì có lúc thăng lúc trầm, nhưng võ cổ truyền Việt Nam là một mãng văn hoá tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người VN. Lịch sử đã ghi chép chứng minh biết bao gương dũng cảm nêu cao tinh thần thượng võ , dùng tài năng trí tuệ, đạo đức lối sống để xây dựng nên môn võ thành triết lý sống riêng cho dân tộc mình.
-         Võ thuật được hình thành từ khi loài người thông qua lao động cùng với sự tồn tại và phát triển, sống mưu sinh thoát hiểm, chống lại thú dữ, thiên tai địch hoạ, thông qua những động tác lao động , tập luyện với các công cụ để tạo nên những bài quyền đích thực.
-         Dân tộc Việt Nam trãi qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, môn võ cổ truyền đã được hình thành và phát triển, được các thế hệ tiếp tục truyền bá học tập, nó là món ăn tinh thần, là giấc ngủ bình yên , là tính sống còn, là những cảm thông chia sẻ, hiển nhiên là của quốc gia dân tộc, nó được bảo lưu trân trọng, nó là niềm tự hào của dân tộc.
-         Dân tộc ta với lối sống đạo hiếu, làm việc trượng nghĩa, càng thấm nhuần đạo lý “ Nhân - nghĩa - lễ - trí - tín” , do vậy võ cổ truyền VN là chính của người VN, ý thức Quốc Gia độc lập tự chủ và truyền thống dân tộc bất khuất, tinh thần thượng võ hình thành trong huyết thống của người dân đất Việt, thể hiện qua các cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm, và võ cổ truyền VN đã vươn ra thế giới với xu thế hội nhập.
-         Võ cổ truyền VN được gọi là võ trận, với ý nghĩa võ thuât dùng trong chiến trận để chống giặc giữ nước, thể hiện đầy sinh động trong tính cách “ Quyết chiến-Quyết thắng” và môn phái Sa Long Cương là một minh chứng hiện hữu.
Anlong07-laodongta
Một giờ nói chuyện với
Sư trưởng TRƯƠNG THANH ĐĂNG
( Trần Thế Thủy ghi )


          trưởng Trương Thanh Đăng hiện là giám đốc võ đường Sa Long Cương ở số 137/43 Nguyễn Cư Trinh Sài Gòn. Ông thuộc môn phái võ cổ truyền Việt Nam. Tuy đã ngoài thất tuần nhưng dáng vẻ còn sắc bén lắm, nói chuyện rất linh hoạt. Trải qua mấy mươi năm tận tụy dạy dỗ đám môn sinh, ngày đêm lo lắng truyền dạy hết sở học của mình cho môn đồ, không quản ngại khó khăn, và sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng võ nghiệp.
          Ông sinh năm 1895, bắt đầu học võ hồi 14 tuổi, học chính gốc võ Bình Định. Lúc đầu ông theo học thầy Trương Trạch, cử nhân võ thời bấy giờ, ông thầy đầu tiên này dạy cho ông thaäp bát ban. Sau đó, ròng rã trong 15 năm ông học qua hai ông thầy nữa: ông Hai Cụt ở làng Cẩm Thượng, ông Nguyễn Văn Cát (tự Ba Cát) ở An Nhơn. Khi trở về quê nhà (Phan Thiết), ông học thêm võ Thiếu Lâm với lần lượt 7 ông thầy tàu, rước về nhà dạy.
-         Bởi động lực nào mà ông dấn thân vào võ học cũng như cơ hội nào đưa ông tới đó?
-         Hồi tôi 13 tuổi lúc  học ở trường Dục Anh (Phan Thiết) ở đây cho mướn truyện Tàu. Hồi đó tôi say mê truyện Tàu lắm, nhất là mê ông Triệu Tử, bởi có một cây thương mà ông chống cự cả vạn người. Đó là mầm mống nảy sinh ý tưởng học võ. Bởi đầu óc non nớt của tôi lúc đó tự hỏi tại sao có chuyện như vậy, do đó muốn tìm hiểu xem có đúng hay không, có thực như vậy ở ngoài đời chăng. Do đó tôi xin gia đình cho ra Bình Định để học.
-         Có những khó khăn nào xảy ra cho cá nhân cũng như hoàn cảnh lúc đó không, thưa ông?
-         Kể ra thì không có khó khăn gì, vì thời ấy còn thái bình.
-         Theo ông, muốn học võ thành công cần có những đức tính nào?
-         Mình muốn kết quả thì phải bền chí, phải có tinh thần chủ định theo dõi từng động tác.
-         Có bao giờ ông tự nhận mình có một số võ thuật đúng mức chưa?
-         Không dám, dầu người nhỏ tuổi hơn tôi thấy tôi có khuyết điểm gì cứ dạy bảo, sẽ chữa ngay.
-         Có những tự hào nào cho ông trong võ nghiệp này?
-         Không tự hào cũng như không có quan niệm gì hơn ai. Theo sức tôi học được ở tiền bối bao nhiêu đem truyền lại cho hậu sinh bấy nhiêu.
-         Sở trường của ông là những đòn nào? Cước, quyền?
-         Cái nào cũng vậy, cái nào cũng xài được. Vì võ thuật là đánh đỡ và đỡ đánh, mà đỡ cũng là đánh, cái đánh cũng là để đỡ, xong tới đỡ rồi đánh, sẽ chậm hơn. Trái lại võ thuật phải liên tục, khi đánh người ta ở trên là phải biết ở dưới ra sao.
-         Khả năng võ thuật của ông đến mức nào vậy? Ông có thể cho một vài ví dụ điển hình về khả năng đó hoặc những thành tích đã đạt được trong quá khứ?
-         Tôi đưa ra một ví dụ nhỏ: hồi 29 tuổi, một ngọn đá tôi từ Phan Thiết tới Bình Định đều nghe danh. Nói về lúc học roi, tôi học 24 đường roi của cậu Tư, hai thầy trò mỗi người cầm một cây thước kẻ ngồi học, thế mà sau đó tôi đều thuộc hết và múa được. Về thành tích hồi còn thanh niên một mình tôi đã phải đương đầu với 200 người hung hăng, dân nốt sổi (bạn ghe). Ban đầu tôi chỉ là người can gián, vì hiểu laàm họ vây tôi bằng dao búa, cây gỗ hơn nửa giờ, tôi thoát ra khỏi vòng vây và đứng nhìn vào, họ thấy vậy nên giảng hòa.
-         Trong quá trình sự nghiệp võ thuật ông đã làm những điều gì có thể coi như mãn nguyện nhất?
-         Thấy truyền được nghệ thuật của mình cho học trò đến mức độ có thể làm võ sư được là thấy vui rồi.
-         Ông bắt đầu hành hiệp từ lúc nào? Mở võ đường, dạy võ…?
-         Năm 1925 tôi bắt đầu dạy các anh em, kéo dài được 5 năm ở Phan Thiết. Sau vì lánh nạn Tây thực dân nên vào Sài Gòn, ban ngày làm việc ở sở, tối về nhà dạy, đó là những năm 1930 trở về sau. Mãi đến năm 1964 mới có Tổng Cuộc Quyền Thuật, do đó có xin được giấy phép mới trương được bảng hiệu lên. Đó là bảng hiệu Sa Long Cương bây giờ.
-         Mục đích của ông trong việc truyền dạy võ học, võ thuật như thế nào?
-         Mục đích của tôi là muốn truyền bá ra cho mọi người, đào luyện anh tài cho xứ sở.
-         Ông dùng võ thuật để phục vụ cho một lý tưởng nào?
-         Phục vụ cho một thế hệ thanh niên mạnh, cho họ có một sức khỏe dồi dào, đủ tự tin để chống trả mọi bất trắc, và do đó cũng sửa chữa được giới thiếu niên phạm pháp.
-         Nghĩa là có một số võ thuật khá rồi con người bớt tính hống hách, sằng bậy chứ?
-         Chắc chắn là học trò tôi không làm bậy.
-         Với cương vị hiện tại ông có nghĩ rằng mình đã góp phần xây dựng quốc gia và xã hội không?
-         Như tôi vừa nói mục đích tôi là hướng dẫn đào tạo cho thanh niên xứng đáng là một người công dân tốt cho quốc gia, cho ngoại bang nể mình.
-         Theo ông, võ thuật có ảnh hưởng gì đến chính trị không?
-         Tại cá nhân mình, tôi thấy chỉ lo về võ thuật thôi, đó là phần chuyên môn của mình, không biết cũng như không gia nhập chính trị.
-         Ông nghĩ sao về sự du nhập và bành trướng các môn ngoại quốc ở Việt Nam?
-         Tôi không quan tâm đến, ai có sức làm gì thì làm, tôi chỉ lo phận tôi.
-         Nghĩa là ông chỉ lo thế nào để duy trì môn võ thuật thuần túy Việt Nam này?
-         Đúng, tôi chuyên tâm về võ học nước nhà, võ ngoại quốc vào đây ai học cũng tốt.
-         Ông nghĩ thế nào về môn võ cổ truyền Việt Nam. Tại sao có quan niệm bí truyền của người xưa?
-         Tôi cho rằng khi mình học tới bậc cao mỗi khi chiến đấu địch,  mình có thể đánh địch thủ mà địch thủ không đánh mình được chính xác. Đặc điểm của môn võ cổ truyền là ẻo lả, bay bướm nhưng độc đáo, bởi lúc đánh vào thì như búa bổ
-         Ông có nghĩ rằng sự bành trướng võ thuật bao giờ cũng tốt? Lợi hại ra sao?
-         Lợi là cho thanh niên một sức khỏe dồi dào. Nhưng phải tập luyện làm sao để có một võ lực cũng như một tấm lòng đức độ song song. Có thể tránh được tiếng võ phu, côn đồ, vì nhờ có đạo dức kèm theo. Phần hại, nếu mình dạy không đúng, cắt nghĩa không rành thì khác nào đưa lưỡi dao cho nó tự vận, không ích gì.
-         Ông nhận xét gì đối với thế hệ thanh thiếu niên bây giờ, cũng như đám môn sinh của ông hiện tại?
-         Tôi thấy lúc này thanh niên đang chạy theo những trào lưu bên ngoài, có nhiều cái phức tạp, nên cho nó biết cái gì của Việt Nam, truyền thống văn vật…
-         Còn riêng với đám môn đồ của ông thì sao?
-         Chỉ dẫn cho nhiều người thành công, điều đó cũng đủ vui rồi.
-         Ông có ý kiến gì về công cuộc bành trướng võ học và võ thuật trong tương lai, cũng như cần sự trợ giúp của chính quyền?
-         Nếu giúp cho thế hệ thanh niên mạnh, sức khỏe dồi dào. Cũng cần chính quyền hỗ trợ chẳng hạn lập võ đường công cộng, gom hết các võ sư lại, bành trướng rộng rãi phong trào võ thuật hơn.

(Anlong07-laodongta  bảo tồn)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét